Dây chuyền Sản xuất Sữa Bột JIMEI VN
DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT SỮA BỘT JIMEI VN
Dây chuyền sữa bột | Quy trình sản xuất sữa bột
GIẢI PHÁP TỔNG HỢP
JIMEI VN cung cấp giải pháp tổng thể của dây chuyền sản xuất thiết bị đó, cho khách hàng của chúng tôi. So sánh với các thiết bị tốt nhất, chúng tôi hướng tới hiệu quả toàn diện và công suất của các dây chuyền hoàn chỉnh, cho các nhà máy nước giải khát, và tập trung vào khâu thiết kế nhà máy và kết hợp sản xuất thiết bị tân tiến.
KẾ HOẠCH DỰ ÁN
Dựa trên kinh nghiệm trong ngành công nghiệp giải khát, chúng tôi sáng chế một hệ thống có thiết kế toàn diện và lập kế hoạch sản xuất cho khách hàng, bằng cách sản xuất máy móc theo chuẩn mực quốc tế về thực phẩm và công nghệ tiên tiến.
JIMEI VN còn cung cấp các thiết bị tích hợp phục vụ sản xuất các sản phẩm đồ uống, bao gồm : hệ thống xử lý nước, nước giải khát, chiết rót, dán nhãn, vận chuyển và đóng gói. Bằng cách đa năng lựa chọn cá nhân cho các thiết bị, có thể đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
Thiết bị chính trong một dây chuyền sản xuất sữa bột hoàn chỉnh1.Hệ thống tiền xử lý nước2.Hệ thống tiếp nhận và chuẩn hóa sữa3.Hệ thống phối trộn đồng hóa4.Thiết bị cô đặc5. Công đoạn phun sấy6. Bao gói sữa bột7. Máy CIP vệ sinh8. Máy nén khí9. Nồi hơi10.Tháp giải nhiệt11. Van, ống, Cabin điện, cápThiết kế cơ bản
Nguyên liệu Sữa tươi Sản phẩm Sữa bột nguyên kem, Sữa bột gầy, Sữa bột cho trẻ sơ sinh,.. Năng suất 1.5Tấn/ngày – 100Tấn/ngày Đóng gói sản phẩm Hộp thiếc, túi nhựa, bao PE ..
Thuyết minh quy trình công nghệ cơ bản
1. Chuẩn hóa nguyên liệu sữa đầu vào : Quá trình này với mục đích hiệu chỉnh hàm lượng chất béo có trong nguyên liệu. Tùy vào chỉ tiêu chất béo có trong sản phẩm, để hiệu chỉnh hàm lượng béo thích hợp cho nguyên liệu và được thực hiện bằng hệ thống dây chuyền tự động. Sữa nguyên liệu được bơm vào máy ly tâm đứng, có hai dòng sản phẩm được thoát ra khỏi thiết bị gồm : sữa gầy và cream. Một phần cream sẽ được phối trộn trở lại để đảm bảo dòng sữa gầy giá trị chất béo đạt giá trị theo yêu cầu.
2. Thanh trùng : Quá trình thanh trùng nhằm giảm số VSV, trong sữa xuống mức thấp nhất, đồng thời vô hoạt các enzym, đặc biệt là các nhóm enzym bền nhiệt lipase. Thông thường sữa được thanh trùng ở 80-85ºC trong vài giây. Để đảm bảo tiêu diệt vi sinh vật, hạn chế các biến đổi chất lượng sữa do nhiệt độ, hiện tại cơ thể sử dụng thêm một số máy ly tâm tách khuẩn trước khi gia nhiệt thanh trùng.
3. Cô đặc : mục đích quá trình cô đặc để tách bợt một hàm lượng nước ra khỏi sữa để tiết kiệm chi phí năng lượng cho quá trình tiếp theo. Để hạ nhiệt độ cô đặc, người ta thường sử dụng phương pháp cô đặc chân không, nhiệt độ sữa trong quá trình cô đặc không vượt quá 76°C. Trong công nghệ ngày nay JIMEI sẽ sử dụng công nghệ cô đặc màng rơi nhiều cấp liên tục hoặc cô đặc bằng membrane.
4. Đồng hóa : sau quá trình cô đặc lượng chất béo có trong sữa khá cao, việc đồng hóa sẽ giảm các kích thước chất béo có trong sữa một cách phân bố đều đặn. Để quá trình đồng hóa hiệu quả hơn với thiết bị đồng hóa hai cấp.
5. Sấy : quá trình sấy tách nước trong sữa dưới tác dụng của nhiệt độ để hàm ẩm trong sữa bột cuối cùng không quá 5% và thu được sản phẩm dạng bột. Một số thiết bị sấy hiện nay chúng tôi đều cung cấp như : sấy thăng hoa. sấy trục, sấy phun sương.
6. Xử lý sau sấy : sữa bột sau khi sấy phun sẽ được đưa qua hệ thống rây rồi vào thiết bị đóng gói. Vì vậy trong giai đoạn xử lý sữa, người ta có thể thực hiện quá trình lecithine hóa để khắc phục nhược điểm đó.
7. Quá trình đóng gói : Thông thường, sản phẩm được đựng trong bao bì giấy hoặc bao bì kim loại. Yêu cầu chung của bao bì là phải hạn chế sự tiếp xúc của ánh sáng, không khí và độ ẩm từ môi trường xung quanh đến sản phẩm
Thiết bị ly tâm – quá trình chuẩn hóa sữa tươi
1- tỷ trọng kế; 2- lưu lượng kế ; 3- van điều khiển; 4- hộp điều khiển;
5- van ổn định áp suất; 6- van khóa; 7- van kiểm tra
Hình 3.1 Sơ đồ chuẩn hóa sữa
Dòng sữa nguyên liệu sau khi qua thiết bị ly tâm cho ra hai dòng sản phẩm: một dòng là sữa gầy và dòng kia là cream.
Để sản xuất sữa bột người ta phối trộn sữa gầy và cream với một tỉ lệ thích hợp ở bộ phận phối trộn (được điều khiển tự động).
Nhìn chung có hai phương pháp ly tâm tách béo từ sữa nguyên liệu: thực hiện quá trình ly tâm ở nhiệt độ lạnh hay ở nhiệt độ ấm. Sữa sau khi tiếp nhận sẽ được bảo quản ở 4ºC, người ta có thể đưa trực tiếp sữa ở nhiệt độ này vào thiết bị ly tâm trong quá trình chuẩn hóa sữa – phương pháp ly tâm lạnh; theo cách khác, sữa được gia nhiệt đến 50 – 60ºC trước khi đưa vào ly tâm – phương pháp ly tâm ấm.
Thiết bị sấy phun một giai đoạn
Quá trình tách ẩm từ nguyên liệu sữa ban đầu cho tới hàm ẩm cuối cùng đều được thực hiện trong buồng sấy của thiết bị
Không khí được quạt thổi qua bộ phận lọc rồi vào caloriphe để gia nhiệt đến 150-250°C, sau đó sẽ được phân phối đều vào trong buồng sấy. Sữa nguyên liệu cũng được phun sương vào buồng sâý trộn với tác nhân sấy làm bốc hơi nước. Do diện tích bề mặt tiếp xúc tăng nên ẩm sẽ được bốc hơi nhanh và liên tục, từ đó tạo ra gradient ẩm làm dịch chuyển ẩm bên trong mao quản hay lỗ xốp ra bề mặt ngoài rồi bay hơi.
Sữa bột thành phẩm có nhiệt độ khoảng 70-80°C bởi vì nhiệt thu được từ tác nhân sấy được dùng để làm bay hơi liên tục lượng ẩm có trong nguyên liệu. Sự giảm lượng nước trong các hạt sẽ làm giảm khối lượng sữa bột xuống khoảng 50%, thể tích sữa bột xuống 40% và đường kính giảm xuống 75% so với kích thước các hạt khi rời khỏi thiết bị phun sương.
Trong suốt quá trình, sữa bột sẽ được tháo ra liên tục ở đáy buồng sấy và được vận chuyển bằng khí động đến các bộ phận đóng gói. Sau khi được làm nguội, hỗn hợp không khí và sữa bột sẽ được đưa vào bộ phận 7 để tách khí ra khỏi sản phẩm chuẩn bị đóng gói. Những hạt có kích thước nhỏ, nhẹ bị cuốn theo tác nhân sấy sẽ được thu hồi ở cyclone 6,7. Sau khi thu hồi các hạt sẽ được trộn với dòng sữa bột đang trên đường vận chuyển đến bộ phận đóng gói
Thiết bị sấy hai giai đoạn
Hoạt động cũng tương tự như thiết bị sấy một giai đoạn nhưng hệ thống vận chuyển khí động được thay thế bằng hệ thống sấy tầng sôi. Trong thiết bị sấy một giai đoạn, ở giai đoạn cuối khi lượng ẩm trong nguyên liệu còn thấp thì việc tách ẩm rất khó khăn đòi hỏi nhiệt độ tác nhân sấy ở đầu ra phải rất cao, điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa bột thành phẩm.
Hệ thống thiết bị sấy hai giai đoạn giúp khắc phục nhược điểm trên. Sữa bột sau khi ra khỏi thiết bị sấy phun sẽ có hàm ẩm cao hơn hàm ẩm yêu cầu là 2-3%. Sau đó thiết bị sấy tầng sôi sẽ tiếp tục tách phần ẩm còn lại và làm nguội sản phẩm. Từ đó sẽ hạn chế sự ảnh hưởng của nhiệt độ cao làm biến đổi chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả truyền nhiệt, giảm chi phí vận hành.
Tháp sấy phun sương
JIMEI sản xuất 20set dây chuyền sữa/tháng