Đóng

13 / 07 2020

EVFTA có hiệu lực, 220 mã hàng thủy sản xuất khẩu sang EU được giảm thuế 0%

EVFTA có hiệu lực, 220 mã hàng thủy sản xuất khẩu sang EU được giảm thuế 0%

Theo Vasep, có khoảng 220 số dòng thuế các sản phẩm thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22% được hưởng thuế về 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực

6a_frdp

Khoảng 220 số dòng thuế các sản phẩm thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22% được về 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Một trong những cam kết của EVFTA là cắt giảm thuế quan – một cơ hội tốt cho hàng thủy sản Việt Nam gia tăng xuất khẩu và cạnh tranh tại thị trường EU.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết, có khoảng 220 số dòng thuế các sản phẩm thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22% được về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, số dòng thuế còn lại sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3-7 năm.

Một số mặt hàng đang chịu thuế cao được về 0% như: Tôm hùm đang áp thuế nhập khẩu ở mức 8-20%, thanh cua đang áp thuế suất 14,2%, cá tuyết Phương Nam 15%, cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương 16%, tôm hồng áp thuế suất 12%… hàu, điệp, mực, bạch tuộc, ngao, bào ngư, ốc chế biến có thuế suất cơ sở 20%…

Đánh giá của Bộ Công Thương, EVFTA có hiệu lực sẽ đem lại tiềm năng thị trường lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Dự kiến, xuất khẩu mặt hàng này vào EU sẽ tăng với tốc độ trung bình 2%/năm trong giai đoạn 2020 – 2030, trong khi nhập khẩu từ EU có thể tăng cao hơn (trong khoảng 2,8 – 5%).

EU là một trong 3 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam hiện nay, chiếm 15-17% tổng số xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Xuất khẩu thủy sản nước ta sang thị trường này ổn định ở mức trên 1,3 tỷ USD mỗi năm trong 5 năm qua (2015-2019).

Số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản năm 2019 đạt 8,54 tỷ USD, giảm nhẹ 2,8% so với năm 2018. 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam gồm: Hoa Kỳ (chiếm 17,2% đạt 1,47 tỷ USD, giảm 9,5%), Nhật Bản (chiếm 17,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 1,46 tỷ USD, tăng 5,8%), EU (chiếm 15,2%, đạt 1,3 tỷ USD, giảm 11,9%), Trung Quốc (chiếm 14,4%, đạt 1,23 tỷ USD, tăng 22,0%), Hàn Quốc (chiếm 9,2%, đạt 781,9 triệu USD, giảm 9,5%).

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt trên 3,5 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thủy sản là ngành được nhận định được hưởng nhiều cơ hội khi EVFTA có hiệu lực, dự kiến khoảng 50% dòng thuế vể 0% ngay khi EVFTA đi vào thực thi. Tuy nhiên, theo khảo sát của Vasep, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng hoặc chưa nắm rõ nội dung liên quan đến ngành, như vấn đề áp mã HS 8 số khi áp dụng EVFTA, quy tắc xuất xứ, cơ chế đăng ký hạn ngạch (cá ngừ đóng hộp, surimi), danh mục hàng thủy sản hưởng 0% ngay và các danh mục về 0% sau từ 3 – 7 năm.
Ngày 15/7 tới, Vasep sẽ tổ chức Tập huấn: “Nhận diện và tận dụng hiệu quả ưu đãi EVFTA đối với hàng thủy sản Việt Nam cho các doanh nghiệp”
Khác LIÊN QUAN